các bạn có thể tham khảo thêm địa chỉ cho thuê vpssửa laptop uy tín tại hà nội uy tín với hàng nghìn khách hàng đã lựa chọn và tin dùng?
Chọn ngày:   Chọn tháng:  
Ngày này năm xưa Ngày này năm xưa
Ngày 26 tháng 4 năm xưa
Sự kiện trong nước
  • Hội nghị Giơnevơ là hội nghị Bộ trưởng ngoại giao của một số nước, họp từ ngày 26-4 đến 21-7-1954 tại Giơnevơ (Thụy Sĩ).
    Hội nghị được triệu tập theo chủ trương của Hội nghị Béclin nǎm 1954. Chương trình thảo luận của hội nghị gồm 2 vấn đề: Giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương.
    Do thái độ ngoan cố của Mỹ và các nước chư hầu đã tham gia chiến tranh Triều Tiên, cuộc thảo luận về vấn đề Triều Tiên không thu được kết quả.
    Đến ngày 8-5-1954, đúng 1 ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, vấn đề chấm dứt chiến tranh lập lại Hoà Bình ở Đông Dương chính thức được hội nghị Ginevơ thảo luận. Phái đoàn ta do đồng chí Phạm Vǎn Đồng làm trưởng đoàn tham gia hội nghị với tư thế đoàn đại biểu của một dân tộc chiến thắng.
    Tuyên bố chung của Hội nghị và Hiệp định đình chiến ở Đông Dương được ký kết vào ngày 21-7-1954.
  • 26-4-1955, Học viện Hải quân đã được thành lập, ban đầu có tên là Trường Huấn luyện bờ biển, rồi Trường Sĩ quan hải quân. Đến ngày 3-4-1993, trường được nâng cấp thành Học viện Hải quân với các nhiệm vụ: Đào tạo sĩ quan hải quân có trình độ đại học, bổ túc sĩ quan chỉ huy hải quân có trình độ trên đại học và nghiên cứu khoa học.
  • Ngày 26-4-1962 Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết về cuộc vận động \"nâng cao ý thức trách nhiệm, tǎng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu\", gọi tắt là cuộc vận động \"ba xây, ba chống\".
  • Ngày 26-4-1964, các cử tri ở miền Bắc đã bầu cử đại biểu Quốc hội khoá II.
    Tổng số đại biểu được bầu là 366. Tổng số người ứng cử là 488. Tổng số cử tri là 8 triệu 775.002
    Trong tổng số 366 đại biểu trúng cử có 60 đại biểu các dân tộc ít người; 62 đại biểu là phụ nữ; 71 đại biểu là công nhân; 90 đại biểu là nông dân; 18 đại biểu là quân nhân; 98 đại biểu làm công tác khoa học kỹ thuật, giáo dục, vǎn nghệ; 8 đại biểu là người lãnh đạo các tôn giáo, 3 đại biểu là tư sản dân tộc.
    Như vậy 366 đại biểu khoá này cộng với 89 đại biểu miền Nam được kéo dài nhiệm kỳ, tổng số đại biểu khoá III là 455 vị.
  • Ngày 26-4-1976, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Viện nghiên cứu hạt nhân trực thuộc Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Nǎm 1979, Viện nghiên cứu hạt nhân được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và nǎm 1984 đổi tên thành Viện Nǎng lượng nguyên tử quốc gia. Từ nǎm 1993, Viện chuyển về Bộ Khoa học - Công nghệ và môi trường và lấy tên là Viện Nǎng lượng nguyên tử Việt Nam.
    Viện có nhiệm vụ nghiên cứu sử dụng nǎng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế quốc dân và trong đời sống.
  • Ngày 26-4-1981, cử tri cả nước ta đã bầu đại biểu Quốc hội khoá 7.
    Tổng số đại biểu được bầu là 496.
    Nhiệm kỳ khoá này từ tháng 6 nǎm 1981 đến tháng 6 nǎm 1987. Có 12 kỳ họp.
Sự kiện ngoài nước
  • Nước cộng hoà Nam Phi là một quốc gia lớn ở Châu Phi và từng là thuộc địa của Anh. Đã nhiều thế kỷ, nhân dân các bộ tộc Nam Phi bị bọn thực dân và sau là chính quyền của người da trắng thiểu số kỳ thị và bóc lột thậm tệ. Chủ nghĩa Apacthai ở đây được bộc lộ rõ nét nhất, phản động nhất và thiếu vǎn minh nhất. Nhân dân các bộ tộc Nam Phi dưới sự lãnh đạo của Tổ chức nhân dân Tây Nam Phi (ANC) đã kiên trì đấu tranh giành quyền tự do, quyền bình đẳng thực sự.
    Ngày 26-4-1994, đã diễn ra cuộc bầu cử dân chủ không phân biệt mầu da lần đầu tiên trong lịch sử nước cộng hoà Nam Phi. Ông Nexơn Manđêla lãnh tụ ANC đã được bầu làm Tổng thống và là vị Tổng thống da đen đầu tiên ở quốc gia này.
 

Ảnh

This is an example of a HTML caption with a link.

http://c3vancoc.edu.vn/tmp/news_568_de-thi-thu-toan-2015_183-150.jpg

Bài viết xem nhiều

Tin tiêu điểm