Lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập chuyển động cơ chuyển động thẳng đều

Lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập chuyển động cơ chuyển động thẳng đều
Chuyển động thẳng đều bạn đọc đã được làm quen trong chương trình THCS nhưng dưới dạng kiến thức định tính. Bắt đầu lên lớp 10 bạn đọc sẽ làm quen với các bài toán định lượng. Bài viết giới thiệu 3 dạng bài tập bạn đọc tham khảo. Môi dạng có phương pháp và ví dụ có hướng dẫn giải chi tiết giúp bạn đọc hiểu sâu kiến thức.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết tại đây:       

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP CHUYỂN ĐỘNG CƠ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

A. CHUYỂN ĐỘNG CƠ

I. Chuyển động cơ – Chất điểm

1. Chuyển động cơ

  Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

2. Chất điểm

  Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là chất điểm.

  Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.

3. Quỹ đạo

  Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.

II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.

1. Vật làm mốc và thước đo

  Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.

2. Hệ toạ độ

a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng): Toạ độ của vật ở vị trí M : x = \overline{OM}

b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường cong trong một mặt phẳng):  

Toạ độ của vật ở vị trí  M:

III. Cách xác định thời gian trong chuyển động .

1. Mốc thời gian và đồng hồ.

  Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.

2. Thời điểm và thời gian.

  Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị trí này đến vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.

IV. Hệ qui chiếu.

Một hệ qui chiếu gồm :

+ Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc.

+ Một mốc thời gian và một đồng hồ

 

B.CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

I. Chuyển động thẳng đều

1. Tốc độ trung bình.

v_{tb}=\frac{s}{t}

Với : s = x2 – x1 ; t = t2 – t1

2. Chuyển động thẳng đều.

Là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

3. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều.

s = vtbt = vt

  Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

II. Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.

1. Phương trình chuyển động.

x = xo + s = xo + vt

Trong đó:   s là quãng đường đi

                v là vận tốc của vật hay tốc độ

                t  là thời gian chuyển động

                x0 là tọa độ ban đầu lúc t=0

                 x  là tọa độ ở thời điểm t

2. Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.

                   a) Bảng

b) Đồ thị

Các dạng bài tập có hướng dẫn

Dạng 1: Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều. Xác định vận tốc trung bình.

Cách giải:

-         Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: S = v.t

-Công thức tính vận tốc trung bình. v_{tb}=\frac{S}{t}=\frac{S_{1}+S_{2}+...+S_{n}}{t_{1}+t_{2}+...+t_{n}}

Bài 1: Một xe chạy trong 5h: 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h.Tính tốc  tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.

Hướng dẫn giải:

Quãng đường đi trong 2h đầu: S1 = v1.t1 = 120 km

Quãng đường đi trong 3h sau: S2 = v2.t2 = 120 km

v_{tb}=\frac{S_{1}+S_{2}}{t_{1}+t_{2}}=48km/h

Bài 2: Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v1=12km/h và nửa đoạn đường sau với tốc độ trung bình v2 =20km/h. Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường.

Hướng dẫn giải:

Thời gian đi nửa đoạn đường đầu: t_{1}=\frac{S_{1}}{v_{1}}=\frac{S}{2.12}=\frac{S}{24}

Thời gian đi nửa đoạn đường cuối:t_{2}=\frac{S_{2}}{v_{2}}=\frac{S}{2.20}=\frac{S}{40}

Tốc độ trung bình:v_{tb}=\frac{S}{t_{1}+t_{2}}=\frac{15.S}{S}=15 km/h

Bài 3: Một ô tô đi từ A đến B. Đầu chặng ô tô đi ¼ tổng thời gian với v = 50km/h. Giữa chặng ô tô đi  ½ thời gian với v = 40km/h. Cuối chặng ô tô đi  ¼  tổng thời gian với v = 20km/h. Tính vận tốc trung bình của ô tô?

Hướng dẫn giải:

Quãng đường đi đầu chặng: S_{1}=v_{1}.\frac{t}{4}=12,5t

Quãng đường chặng giữa:S_{2}=v_{2}.\frac{t}{2}=20t

Quãng đường đi chặng cuối:S_{1}=v_{1}.\frac{t}{4}=5t

Vận tốc trung bình: v_{tb}=\frac{S_{1}+S_{2}+S_{3}}{t}=\frac{12,5t+20t+5t}{t}=37,5km/h

Bài 4: Một nguời đi xe máy từ A tới B cách 45km. Trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc v1, nửa thời gian sau đi với v2  = 2/3 v1. Xác định v1, v2  biết sau 1h30 phút nguời đó đến B.

Hướng dẫn giải:

S1 + S2 = 45

 

Bài 5: Một ôtô đi trên con đường bằng phẳng với v = 60 km/h, sau đó lên dốc 3 phút với v = 40km/h. Coi ôtô chuyển động thẳng đều. Tính quãng đường ôtô đã đi trong cả giai đoạn.

Hướng dẫn giải:

S_{1}=v_{1}.t_{1}=5km ;S_{2}=v_{2}.t_{2}=2km

S = S1 + S2 = 7km

Bài 6: Một ôtô đi trên quãng đường AB với v = 54km/h. Nếu tăng vận tốc thêm 6km/h thì ôtô đến B sớm hơn dự định 30 phút. Tính quãng đường AB và thòi gian dự định để đi quãng đường đó.

Hướng dẫn giải:

S1 = v1.t1 = 54t1;  S2 = v2.t2 = 60(t1 – 0,5) = 60t1 - 30

S1 = S2  t1 = 5h

 S = v1.t1 = 270km.

Bài 7: Một ôtô đi trên quãng đường AB với v = 54km/h. Nếu giảm vận tốc đi 9km/h thì ôtô đến B trễ hơn dự định 45 phút. Tính quãng đường AB và thời gian dự tính để đi quãng đường đó.

Hướng dẫn giải:

S1 = 54t1 ; S2  = 45 ( t1 + ¾ )

S1 = S2

54t1 = 45 ( t1 + ¾ )

t1 = 3,75h 

Bài 8 : Hai xe cùng chuyển động đều trên đường thẳng. Nếu chúng đi ngược chiều thì cứ 30 phút khoảng cách của chúng giảm 40km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 20 phút khoảng cách giữa chúng giảm 8km. Tính vận tốc mỗi xe.

Hướng dẫn giải:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của mỗi xe.

Nếu đi ngược chiều thì S1 + S2 = 40  \Rightarrow \frac{v_{1}+v_{2}}{2}=40            (1)

Nếu đi cùng chiêu thì S1 – S2 = (v1 – v2 )t = 8  \Rightarrow \frac{v_{1}-v_{2}}{3}=8        (2)

Giải (1) (2) v1 = 52km/h ; v2 = 28km/h

 S = 202,5km

Dạng 2: Viết phương trình chuyển động thẳng đều 

Bài 1: Trên đường thẳng AB, cùng một lúc xe 1 khởi hành từ A đến B với v = 40km/h. Xe thứ 2 từ B đi cùng chiều với v = 30km/h. Biết AB cách nhau 20km. Lập phương trình chuyển động của mỗi xe với cùng hệ quy chiếu.

Hướng dẫn giải:

Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc 2 xe xuất phát.

Chiều dương cùng chiều với chiều chuyển động với hai xe.

xA = x0 + vA.t =   40t  ; xB = x0 + vB.t =  20 + 30t.

Bài 2: Lúc 7 giờ, một người ở A chuyển động thẳng đều với v = 36km/h đuổi theo người ở B đang chuyển động với v = 5m/s. Biết AB = 18km. Viết phương trình chuyển động của 2 người. Lúc mấy giờ và ở đâu 2 người đuổi kịp nhau.

Hướng dẫn giải:

Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc 7 giờ.

Ptcđ có dạng: xA = 36t  ;  xB = x0 + vB.t = 18 + 18t

Khi hai xe gặp nhau: x1 = x2

t = 1h. xA = xB = 36km

Vậy hai xe gặp nhau cách góc toạ độ 36km và vào lúc 8 giờ

Dạng 3: Đồ thị của chuyển động thẳng đều.

Cách giải:

Bài 1: Một nguời đi xe đạp từ A và một nguời đi bộ từ B cùng lúc và cùng theo huớng AB. Nguời đi xe đạp đi với vận tốc v =12km/h, nguời đi bộ đi với v = 5 km/h. AB = 14km.

a.Họ gặp nhau khi nào, ở đâu?

b.Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian  theo hai cách chọn A làm gốc và chọn B làm gốc

Hướng dẫn giải:

a/ Chọn gốc toạ độ tại A, chiều dương là chiều chuyển động của xe.

Ptcđ có dạng: x1 = x0 + v1.t = 12.t ;           x2 = x0 + v2.t =

Khi hai xe gặp nhau: x1 = x2

12.t  = 14 + 5t     t = 2 h

Toạ độ khi gặp nhau: x1 = 12. 2 = 24km

b/ Vẽ đồ thị:

Lập bảng giá trị ( x, t ) và vẽ đồ thị